Khái quát 6 sai lầm lớn trong nuôi tôm năm 2012

Vụ mùa thu hoạch tôm đã kết thúc, bài viết dưới đây xin được tổng kết lại những bất cập và sai lầm trong quá trình nuôi tôm vài năm trở lại đây, có thể coi như là một tài liệu tham khảo cho các vụ nuôi sau này:

1. Lâu ngày không cải tạo ao (hoặc phương pháp cải tạo không hợp lí), trên thực tế sản xuất nuôi tôm cũng có một vài trường hợp không cải tạo ao mà vẫn nuôi tôm thành công. Thế là một số hộ nuôi tôm với mục đích tiết kiệm rút ngắn thời gian nuôi và công sức, thêm vào đó là tâm lí nếu may mắn thì sẽ nuôi thành công mà không cần phải cải tạo ao, và cuối cùng luôn luôn để lại một hậu quả nghiêm trọng.

2. Cho rằng thả càng nhiều tôm giống thì sản lượng càng cao. Thực tiễn trong nuôi tôm có thể thấy được, bất luận là nuôi theo hình thức thâm canh hay quảng canh, nếu mật độ thả nuôi quá cao sẽ cho thu hoạch tôm với quy cách nhỏ, tôm chậm lớn. phát bệnh nhanh và sản lượng thấp.

    3. Cho rằng tôm không ăn hết thức ăn thì số thức ăn thừa đó cũng có thể gây màu nước, kết quả là thức ăn dư thừa tích tụ nhiều dưới đáy và gây ô nhiễm đáy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, lây nhiễm trực tiếp sang cơ thể tôm, từ đó tôm rất dễ phát bệnh (ví dụ như: viêm ruột, “chết chìm”, và một vài chứng bệnh rỗng ruột và đột biến gan do tiêu hóa không tốt gây ra,…). Bên cạnh đó, con người có quan niệm quản lý thường ngày không hợp lý: “Lo rằng tôm đói sẽ ăn thịt lẫn nhau, chỉ cần tôm ăn mau chóng lớn là vui lắm rồi!” dẫn đến hiện tượng luôn cho tôm ăn quá nhiều. Trong quản lý thường ngày cần phải tính toán lượng thức ăn chính xác cho tôm ăn, cụ thể cần căn cứ trực tiếp vào điều kiện ao nuôi, sự biến đổi thời tiết,…để lựa chọn phương pháp cho ăn khoa học nhất. Trong quá trình sản xuất nuôi tôm phải hình thành quan niệm: “Nuôi tôm trước tiên phải nuôi nước, tôm sống dưới tầng đáy, chất lượng đáy có tốt thì nuôi tôm mới thành công”, chứ không phải là “Xem nước nuôi tôm”. Chất lượng đáy tốt thì chất lượng nước tự nhiên sẽ tốt, mà chất lượng nước tốt thì chưa chắc chất lượng đáy đã tốt. Trong bài viết, chúng tôi cũng đưa ra một vấn đề khiến cho các hộ nuôi phải xem xét lại: Cố gắng không sử dụng các chất làm sạch nước có tính hấp phụ phá hoại môi trường đáy (ví dụ như bột Zeolite), kiến nghị sử dụng các sản phẩm chất lượng tốt có tính phân giải để tiến hành cải tạo đáy.

4. Cho rằng hiệu quả phòng bệnh với không phòng bệnh không có gì khác nhau. Có không ít các hộ nuôi cho rằng nuôi tôm thì sớm muộn cũng sẽ phát bệnh, sử dụng thuốc phòng bệnh chỉ tiêu tốn chi phí mà thôi. Quả thật, đối với dịch tôm có tính bùng phát không có thuốc nào chữa bệnh một cách hiệu quả nhất, nhưng thông qua việc sử dụng thuốc phòng bệnh hợp lý khoa học thì cũng có thể giảm bớt tỉ lệ phát bệnh, từ đó có thể thu được thành công trong nuôi tôm.

5. Cho rằng việc điều tiết chất lượng nước với không điều tiết cũng như nhau mà thôi. Điểm quan trọng trong nuôi tôm là nuôi nước, mà mấu chốt trong công tác nuôi nước là sự điều tiết của con người. Nước là nhân tố quyết định đối với sự sống của tôm. Hiện nay vẫn có không ít hộ nuôi không căn cứ vào tình hình thực tế, vẫn ra sức tiến hành tháo cấp nước, hậu quả là gây ra phản ứng kích ứng cho tôm và dẫn đến tôm phát bệnh rồi chết.

6. Cho rằng thuốc tốt là có thể nuôi tôm tốt, sử dụng thuốc mà không để ý đến cân bằng sinh thái, đặc trưng sinh lý sinh trưởng tự nhiên, tập tính sinh hoạt của vật nuôi (tôm thẻ), thay đổi thời tiết. Bởi vì không có bất cứ một loại thuốc nào có thể trị được bách bệnh cả, ưu điểm luôn tồn tại song song với nhược điểm. Bất cứ một cách pha chế và sử dụng nào cũng tồn tại các vấn đề dưới đây: tác dụng đề kháng (synergism), phối hợp dược liệu (compatibility) và cấm kị trong phối hợp dược liệu (incompatibility). Nhất định phải kiểm tra chính xác bệnh tôm rồi mới lựa chọn thuốc chữa. Sử dụng thuốc không hợp lý không những không trị được bệnh, mà thậm chí còn khiến cho bênh tình nghiêm trọng hơn, do đó phải lựa chọn thuốc chữa hợp lý nhất để điều trị bệnh tôm.

Ví dụ: Trong quá trình nuôi tôm, phương pháp lựa chọn những loại vi sinh có ích như thế nào để sử dụng làm thuốc cải tạo môi trường, sau đây xin cung cấp các hộ nuôi tham khảo.

+Ứng dụng vi khuẩn quang hợp đối với cải tạo nước nuôi có thể hấp thụ NH3, NO2 và H2S; đồng thời có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Sau khi sử dụng, màu nước ao nuôi sẽ được cải thiện. Nhưng bản thân vi khuẩn quang hợp cũng không phải là hoàn thiện, vi khuẩn quang hợp trong nước nuôi không thể phân giải lợi dụng các hữu cơ đại phân tử (như: thức ăn dư thừa, chất bài tiết và xác sinh vật phù du), và đối với những ao nuôi có độ nước sâu không nên sử dụng, dưới điều kiện không có ánh sáng hoặc có oxy, vi khuẩn quang hợp khó mà có thể phát huy hiệu quả. Vi khuẩn quang hợp bảo quản dưới nhiệt độ thường không quá 6 tháng.

+Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản. Trong các chủng loại vi sinh chỉ có chủng Bacillus (sản phẩm: BIO BESTOT) phân giải lợi dụng các chất hữu cơ đại phân tử (như: thức ăn dư thừa, chất bài tiết và xác sinh vật phù du); Bacillus vốn dĩ là một loại vi khuẩn hiếu khí, khi lượng oxy hòa tan trong nước cao, tốc độ phát triển của vi khuẩn nhanh, tăng hiệu quả phân giải các chất hữu cơ đại phân tử. Cho nên sử dụng loại vi khuẩn này kết hợp với chất tăng oxy, hoạt hóa 3 tiếng sau sử dụng thì hiệu quả rất rõ rệt.

Nhưng, trong quá trình nuôi tôm,hai loại vi sinh nói trên cần sử dụng vào thời điểm thời tiết tốt, thời tiết mưa dầm âm u không nên sử dụng.

+Vi khuẩn nitrat hóa (sản phẩm BESTOT No3) bao gồm vi khuẩn Nitrosomonas và vi khuẩn Nitrobacter. Sống được trong môi trường nước hiếu khí hoặc tầng cát, phân giải các chất độc hại (NH4+-N、NO2-—N、H2S,…),ổn định pH trong nước, từ đó có thể giảm bớt nhanh chóng hàm lượng NO2 và NH3 trong nước. Sử dụng khi nước ao có mùi hôi thối, đáy đen, màu nước không bình thường và vật nuôi phát bệnh sẽ cho hiệu quả rõ rệt. Sử dụng vào lúc trời mát hoặc chập tối, không cần hoạt hóa, chỉ cần dùng nước ao hòa tan rồi tạt ao là được (cũng có thể kết hợp tạt đồng thời với bột Zeolite chất lượng tốt để thuốc nhanh chóng chìm xuống đáy thì hiệu quả sẽ càng tốt hơn). Quá trình nitrat hóa tiến hành trong điều kiện từ 5-35℃ , ngày thứ hai sử dụng nên kết hợp rải chất tăng oxy hợp lý xuống ao. Vi khuẩn nitrat hóa có nhược điểm là tốc độ sinh sôi khá chậm, hơn 20 tiếng mới tạo ra một thế hệ mới, không giống như Bacillus chỉ trong 2 phút là tạo ra một thế hệ. Không cho hiệu quả rõ rệt khi sử dụng vào thời kỳ đầu vụ nuôi. Khuẩn nitrat hóa chỉ sinh sôi phát triển được trên chất vô cơ, do khuẩn nitrat hóa sinh trưởng chậm, các hộ nuôi trách là không thấy màu nước gì, hoặc là màu nước thay đổi chậm, cho là thuốc không hiệu quả. Đây chỉ là một sự hiểu lầm, thực tế các hộ nuôi có thể làm phép so sánh: trong điều kiện như nhau, đối với ao sử dụng và không sử dụng BESTOT No3, hoạt động của tôm và hàm lượng NH3 ở hai ao sau ngày thứ ba kiểm tra mới có thể thấy được hiệu quả và sự khác nhau giữa hai ao. Ưu điểm của BESTOT No3 là đã bù đắp được khuyết điểm của các chủng loại ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản.

Tóm lại, trong quá trình nuôi tôm không nên theo đuổi sản lượng nuôi tôm, hạ thấp giá thành một cách mù quáng, nên cải tạo ao nuôi hợp lý, sử dụng tôm giống, thức ăn chất lượng cao, cải thiện chất lượng nước và áp dụng thuốc phòng trị bệnh tôm hợp lý mới có thể nuôi tôm thành công và thu được hiệu quả kinh tế cao như mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.