Kỹ thuật nuôi tảo đơn bào

Tảo là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng của động vật thủy sản, là thức ăn không thể thiếu ở tất cả các giai đoạn của các loài nhuyễn thể và ấu trùng tôm.
Hàm lượng các axit béo không no đóng vai trò chủ yếu trong việc dùng làm thức ăn cho các sinh vật biển.
Các vi tảo còn được coi là nguồn giàu axit ascorbic. Giá trị dinh dưỡng của tảo có thể biến đổi đáng kể theo môi trường nuôi.
Hàm lượng protein trong mỗi tế bào vẫn được xem là những yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị dinh dưỡng của vi tảo dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản.

I. Giá trị dinh dưỡng của vi tảo:

Tảo là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng của động vật thủy sản, là thức ăn không thể thiếu ở tất cả các giai đoạn của các loài nhuyễn thể và ấu trùng tôm.

Hàm lượng các axit béo không no đóng vai trò chủ yếu trong việc dùng làm thức ăn cho các sinh vật biển.

Các vi tảo còn được coi là nguồn giàu axit ascorbic. Giá trị dinh dưỡng của tảo có thể biến đổi đáng kể theo môi trường nuôi.

Hàm lượng protein trong mỗi tế bào vẫn được xem là những yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị dinh dưỡng của vi tảo dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản.

II. Sơ lược về đặc điểm sinh học của một số loài tảo nuôi:

1. Chlorella sp.

– Tảo Chlorella thuộc ngành tảo lục (Chlorophyta) là tảo đơn bào, tế bào hình cầu hoặc hình ô van, không có tiêm mao, không có khả năng di động chủ động.

– Chlorella phân bố rộng sống ở độ mặn từ 5 – 30%0, nhiệt độ 15 – 350C, pH: 7.5 – 8.5. Tại nơi có nguồn chất thải hữu cơ tảo phát triển đạt mật độ 50 x 106 tb/ml. Thành phần hóa học của Chlorella phụ thuộc vào sự có mặt của Nito7 trong môi trường khi hàm lượng đạm thấp thì hàm lượng protein giảm đi rõ rệt, trong khi lượng Cabohydrat và axit béo tăng đáng kể.

– Tảo này là thức ăn tốt cho Brachinus plicatilis và ấu trùng tôm cá.

2. Nanochloropsis oculata:

– Tảo Nanochloropsis oculata giống tảo Chlorella nhưng kích thước bé hơn.

– Nanochloropsis oculata: Phát triển tốt trong môi trường dinh dưỡng Walne, ở độ mặn 18 – 26%0, nhiệt độ 250C và mật độ nuôi cấy ban đầu là 2 x 106 tb/ml. Sinh trưởng và phát triển nhanh, trong điều kiện tối ưu có thể đạt 24,5 g/m3/ngày và năng suất Lipid là 4 g/m3/ngày. Trong điều kiện nuôi tốt, sau 7 ngày có thể đạt mật độ 95 x 106 tb/ml.

– Nanochloropsis oculata: là thức ăn thích hợp cho nuôi luân trùng Brachinus plicatilis.

3. Tetraselmis sp. (hay còn gọi là Platymonas sp.)

– Tảo Platymonas sp có tế bào hình dẹt, có 4 tiêm mao, di động mạnh trong nước, sinh trưởng chậm hơn Nanochloropsis oculata.

– Môi trường tốt nhất cho sự phát triển của Platymonas  độ mặn 30%0, nhiệt độ 300C. Platymonas phát triển tốt trong môi trường dinh dưỡng Walne.

– Platymonas là thức ăn thích hợp cho ấu trùng hai mảnh vỏ và được sử dụng rộng rãi trong làm thức ăn cho luân trùng và ấu trùng tôm, bào ngư và Artemia.

III. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sinh trưởng của tảo nuôi:

1. Nhiệt độ:

Nhiệt độ:  20 – 240C

2. Ánh sáng:

Vi tảo là loài quang tự dưỡng, chúng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời, dưỡng chất và các khoáng vi lượng để tự tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể nên thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tảo nuôi.

3. Độ mặn:

Độ mặn từ 25 – 30%o.

4. Sục khí:

Sục khí là khâu rất quan trọng trong nuôi vi tảo. Sục khí phải đảm bảo 24/24h.

5. Ảnh hưởng của mật độ giống ban đầu lên sự phát triển của tảo:

Trong nhân sinh khối tảo ban đầu làm thức ăn cho động vật nuôi, người ta quan tâm nhất là khối lượng sinh khối tảo đạt được trong thời gian nhất định nên mật độ tảo giống ban đầu thường lớn.

IV. Một số phương pháp nuôi tảo xanh đơn bào:

1. Nuôi giữ giống:

Tảo giống được cấy trên thạch (1,5% agar) và môi trường dinh dưỡng Walne. Sau 1 – 2 tháng tảo giống được thay hoặc cấy chuyền.

Tảo giống từ môi trường thạch, được cấy chuyền sang môi trường lỏng (dinh dưỡng bằng môi trường Walne). Sau 10 – 15 ngày tảo được cấy chuyền và nhân sinh khối.

Điều kiện nuôi giữ giống: Tất cả các dụng cụ và nước nuôi đều vô trùng và tảo được nuôi trong tủ vô trùng ở nhiệt độ 200C, độ ẩm 6- – 70%, ánh sáng 3.000 lux.

2. Nuôi trong phòng thí nghiệm:

Có nhiều phương pháp nuôi tảo: Nuôi chuyền, nuôi liên tục, nuôi bán liên tục. Biện pháp chủ yếu trong phòng thí nghiệm là phương pháp nuôi chuyền.

Nước nuôi: Nước biển được lắng lọc và xử lý qua Chlorine 30ppm, sau đó khử Chlorine thừa bằng Thiosulphat 20 – 25 ppm.

Môi trường dinh dưỡng: Môi trường Walne (1974) Conwy, dùng cho nuôi ở thể tích nhỏ (từ 100ml – 10 lít). Liều dùng là 1ml/1 lít nước nuôi.

– Ánh sáng: Dùng 2 bóng đèn 1,2 m (40W).

– Nhiệt độ: Ổn định trong khoảng 18 – 25oC. Khi sang giống nên sang vào buổi sáng tránh trường hợp bị sốc nhiệt.

Sục khí: Mạnh và đều 24/24h.

Tảo giống: tảo giống phải thuần. Lượng giống thả nuôi khoảng 10 – 20% (mật độ thả ban đầu khoảng 1 – 2 x 106tb/ml)

– Hàng ngày, kiểm tra tốc độc sinh trưởng và phát triển của tảo.

3. Nuôi ngoài trời (Nhân sinh khối):

Ở giai đoạn sản xuất tảo từ các keo hay bình lớn sẽ được nuôi cấy vào các thùng nhựa có thể tích 100 lít. Sau đó, chuyển dần tới bể 500 lít, 1 m3, 2m3

– Thể tích tảo giống 10 – 30% thể tích nước nuôi.

– Môi trường dinh dưỡng là môi trường Walne. Cần sục khí mạnh.

– Chuẩn bị nước nuôi: Nuôi tảo sinh khối khâu chuẩn bị nước là quan trọng. Nước nuôi tảo là nước biển được xử lý lắng, lọc và khử trùng bằng Chlorin 30ppm và trung hòa bằng Sodium thiosulfate 2- 30 ppm.

– Bể nuôi được chuẩn bị sạch, cho tảo giống (giống non và đẹp) khoảng 1/2 – 1/3 bể sau đó cấp nước lên đầy bể, cho môi trường Walne vào. Ngày hôm sau có thể san hoặc cấy tăng thể tích lên.

Hàng ngày, thấy bể nào lên mật độ dày thì cấy chuyền thêm ra bể khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.