Mấu chốt xử lý chứng chết chìm cấp tính ở tôm thẻ là khống chế dự phòng

Mấu chốt xử lý chứng chết chìm cấp tính ở tôm thẻ là khống chế dự phòng

Trong thời gian tôm nuôi được 20-40 ngày thường hay phát bệnh. Đối với ao phát bệnh, màu nước đậm hơn, thường có màu “xanh đậm”, pH không ổn định. Đa phần tôm bị bệnh sẽ chết chìm, sau 4-5 ngày kéo vó lên kiểm tra vẫn thấy bình thường, nhưng từ ngày thứ 3-4 đã có tôm chết ở nhá, ở giữa ao và sau máy quạt khí, khi quăng chài kiểm tra thì thấy có tới lăm sáu phần tôm bị bệnh (đỏ thân, rỗng ruột, rỗng dạ dày).
Bệnh chết chìm ở tôm phát sinh nhiều sau khi thả giống được một tháng cho đến khi thu hoạch, đỉnh điểm vào giai đoạn giữa và cuối (giai đoạn 45-60 ngày); nguyên nhân chủ yếu là do tôm phát triển kéo theo lượng thức ăn tăng lên, chất bài tiết nhiều khiến cho môi trường nuôi dễ bị ô nhiễm, đặc biệt là môi trường đáy ao suy thoái dễ gây ra tình trạng thiếu oxy, từ đó làm cho các chất hữu cơ phân hủy thối rữa, sản sinh ra các chất hại như NH3, NO2,… đồng thời sẽ thúc đẩy khuẩn bệnh yếm khí sinh sôi mạnh mẽ.

Chứng chết chìm là một vấn đề thường gặp trong quá trình nuôi tôm và cũng khá nghiêm trọng. Hiện nay vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân gì gây nên chết chìm, mọi người thường nói là do bị lây nhiễm khuẩn vibrio, virus lây truyền bùng phát hoặc môi trường nước suy thoái.

Một khi tôm thẻ phát sinh “chứng chết chìm tổng hợp” sẽ làm giảm nghiêm trọng sản lượng thu hoạch, có khi còn gây ra mất trắng. Có thể nhìn thấy được trên cơ thể tôm có những đường sọc nhỏ màu trắng sữa, đục cơ, độ trong cơ thể giảm, hoạt động không khỏe, chỉ cần sau một đêm xuất hiện triệu chứng này sẽ có đến >80% tôm chết do đáy suy thoái. Vì vậy, nó còn được gọi là “chứng chết chìm tổng hợp cấp tính”.

Nguyên nhân:

   1. Quá trình chọn ương và ấp trứng tôm giống có vấn đề

1/ Các công ty tôm giống chọn ương những giống tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh, chu kỳ phát triển ngắn; bỏ qua khía cạnh khả năng chống chịu và sức kháng bệnh của tôm.

2/ Vào mùa xuân, thời tiết liên tục mưa dầm, khí hậu biến đổi thất thường, nước biển ô nhiễm nghiêm trọng, vi khuẩn có hại phát triển nhiều. Một số trại giống hút trực tiếp nước biển vào trong bể ương giống mà chưa hề được xử lý làm sạch; trong quá trình ương giống sử dụng chất kháng sinh hoặc chất hóa học ức chế, tiêu diệt tác nhân gây bệnh gây ra tính nhờn thuốc ở con giống, sức miễn dịch giảm, khả năng chịu đựng yếu, con giống luôn trong trạng thái không khỏe mạnh. Trong quá trình nuôi, một khi thời tiết giao mùa chuyển gió, khí hậu thay đổi,chất lượng nước suy thoái sẽ rất dễ gây bệnh nhiễm, nghiêm trọng hơn sẽ bị thất bại hoàn toàn.

2. Khí hậu thất thường

Thời tiết liên tục có gió mùa đông bắc hoặc gió bắc, mưa dầm và mưa lớn dai dẳng; khi giao mùa xuân hạ, nắng mưa không cố định, nhiệt độ lúc cao lúc thấp, thời tiết khí hậu thay đổi nghiêm trọng hơn, dễ gây ra tôm chết chìm. Dựa vào phân tích, có thể đó là do một loài vi khuẩn có hại hoặc virus, độc tố tảo mới xuất hiện xâm nhập vào cơ thể tôm, gây kích ứng mạnh mẽ cho các chức năng cơ thể (nhất là hệ thống thần kinh trung ương), khiến cho tôm kích thích quá độ, từ đó tôm ăn nhiều hơn, thậm chí có cả hiện tượng nhảy ao, ngất lịm đi và cuối cùng là tôm chết hàng loạt.

3. Các nhân tố môi trường chất lượng nước

Thời tiết biến đổi thất thường, đặc biệt là thời tiết xấu như liên tục mưa lớn, mưa dầm kéo dài,…hoạt động quang hợp của tảo kém, hệ sinh thái và tuần hoàn vi sinh thái trong ao bị phá hoại, xuất hiện hiện tượng rớt tảo và nổi ao, oxy hòa tan trong nước thấp, khiến cho nito gặp trở ngại trong tuần hoàn hữu cơ, giai đoạn nito chuyển hóa thành Nitric (III) acid (HNO2) do bị thiếu oxy mà không thể chuyển hóa được thành nitrate không độc, H2S cũng không chuyển hóa được sang muối sulfate không độc, các chất độc như NH3, NO2 và H2S tích lũy trong khiến cho đáy ao suy thoái nghiêm trọng, dẫn đến hiện tượng chết chìm.

4. Nước phú dưỡng hóa, virus, vibrio gây bệnh, độc tố tảo cùng phát sinh lây nhiễm và lây nhiễm thứ phát

Nước phú dưỡng hóa tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn có hại, vibrio, tảo giáp sinh sôi phát triển mạnh mẽ, tiêu hao một lượng lớn khí oxy về đêm, giải phóng ra các khí độc, làm đáy ao suy thoái nghiêm trọng hơn, độ pH trong nước ao không ổn định, lúc cao lúc thấp, hàm lượng các chất có hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép, de dọa nghiêm trọng sức khỏe của tôm. Khi ao nuôi xuất hiện chết chìm hoặc chết, lại chưa thể khử trùng ao kịp thời, tôm chết gây mùi thối trong ao, vi khuẩn có hại và virus phân tán khắp ao, hình thành sự lây nhiễm trong ao và lan sang các khu vực nuôi xung quanh, dẫn đến thất thu diện tích lớn.

Phân tích hiện tượng cùng tính chất giữa các ao tôm bị chết chìm cấp tính

1. Màu nước quá đậm

1/ Kiểm tra bằng kính hiển vi cho thấy đó là một loại tảo cỡ nhỏ, chất lượng nước không ổn định, dễ dẫn đến pH không ổn định; mà pH không ổn định sẽ dẫn đến chứng thối mang, bơi quanh ao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc hấp thụ canxi, gây ra hiện tượng khó cứng vỏ sau khi lột xác.

2/ Vào buổi trưa, oxy nước tầng mặt quá dồi dào, tầng đáy thì lại thiếu oxy. Lâu ngày sẽ dễ dẫn đến nước phân tầng, phần đáy ao do thiếu oxy khiến cho vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ.

3/ Buổi tối, khí oxy không đủ. Tảo cũng giống như cây vậy, ban ngày thì hấp thu CO2 và sinh ra O2, về tối thì lại hấp thu O2 và nhả ra CO2. “Nước xanh đậm” có chứa cực kỳ nhiều các loại tảo cỡ nhỏ, buổi tối tiêu hao một lượng lớn khí oxy, vi khuẩn có hại dễ sinh trưởng phát triển, tôm thẻ cũng dễ xảy ra vấn đề trong môi trường oxy hòa tan thấp.

Từ đó có thấy được, nước xanh đậm sẽ xuất hiện bốn vấn đề sau:

1) Thiếu canxi: sử dụng CANXI-HC hoặc Nano canxi + Lvshuibao;

2) Đáy thiếu oxy dễ sinh ra vi khuẩn: buổi trưa bật máy quạt và sử dụng BIO-POWER + OXY-BESTOT(O519);

3) pH quá cao: sử dụng BIO-POWER/LIFE-HC +BIO-BESTOT;

4) Chất lượng nước kém: sử dụng BESTOT- C (VITAMIN-TH) +BIO-ZYME (BIO-LIVER)+ LIFE-HC + GLUCAN-BESTOT.

2. Lột vỏ nhiều trước khi phát bệnh

Đa số là lột vỏ do kích ứng: thời tiết nhiệt độ cao hoặc sau mưa dễ bị kích ứng, dẫn đến lột vỏ tập trung. Lúc này, thể chất tôm kém, thêm vào đó là các nhân tố kích ứng có sẵn trong môi trường, và thời gian này tác nhân gây bệnh dễ bùng phát rộng, tôm hay phát sinh vấn đề. Chống kích ứng và thúc đẩy tôm nhanh cứng vỏ là việc vô cùng quan trọng lúc này (sử dụng BIO-POWER + LIFE-HC +BESTOT- C). Ngày thường chú ý trộn thức ăn với một trong các sản phẩm LIFE-HC +BESTOT- C, VITAMIN-TH, GLUCAN-BESTOT.

3. Mưa qua đi sẽ phát bệnh nhiều

Sau mưa nên nhanh chóng kiểm tra chỉ tiêu của nước. Nếu phát hiện có thay đổi cần xử lý kịp thời. Tốt nhất nên tạt Anti-stress trước khi mưa, sau khi mưa kiểm tra tình trạng chất lượng nước, vì mưa xuống mang theo kích ứng, chọn dùng các loại thuốc khử trùng nhẹ để khử trùng đáy và nước (sử dụng LIFE-HC, BIO-POWER , BKA).

4. Cơ bản là tôm nuôi cuối vụ đông

Trong nhà trú đông, ánh sáng chiếu không đủ, nguồn bệnh dễ phát sinh, thể chất tôm giống nuôi trong nhà trú đông vào thời kỳ cuối cũng không được như tôm nuôi ở ngoài ao hồ thông thường (cũng có thể hiểu như hoa trong nhà kính sẽ yếu hơn ). Ngoài ra, vào thời gian dỡ nhà trú đông, nhiệt độ nước thay đổi lớn, tôm giống có thể chất quá kém sẽ phát bệnh. Nhiều con tôm giống khác cũng sẽ kém đi về mặt thể chất; nếu như người nuôi không chú ý điều dưỡng, những biến đổi thời tiết sau đó hoặc nước ao nuôi thay đổi sẽ khiến tôm phát bệnh, lần phát bệnh với quy mô lớn đó sẽ chứng minh cho điều này; những con tôm sống sót qua lần dỡ nhà trú đông trước cũng khó mà tránh được những rủi ro sẽ xảy ra tiếp đó.

Thao tác dỡ nhà trú đông chính xác: trước tiên hãy từ từ mở nhà trú đông ra, tạt thuốc chống kích ứng stress (BESTOT-C hoặc Anti stress).

Định kỳ sử dụng đan xen thuốc cải tạo đáy loại giải độc hoặc khử trùng (BKA, BKD40, BIO-POWER , Ba.D.Tox), ngoài ra còn có khử trùng nước thông thường và điều chỉnh cải thiện chất lượng nước. Cho ăn các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng (như BESTOT-C + BINDER-BESTOT+ GLUCAN-BESTOT+BESTOT NO1, LIFE-HC+ BESTOT No1).

5. Ao sử dụng qua chất cải tạo đáy phát bệnh nhẹ

Những ao như vậy phát bệnh chứng tỏ là môi trường đáy ao là nhân tố gây bệnh chủ yếu. Cần sử dụng ANTISTRESS, OXY-BESTOT, BIO-POWER, lượng dùng theo chỉ định.

6. Triệu chứng bệnh của tôm thẻ trên vó tôm không rõ ràng, có ao cũng không thấy có hiện tượng tôm bơi ao.

Gặp phải trường hợp này, các hộ nuôi tốt nhất nên kéo lưới kiểm tra tôm khi mưa được 2-3 ngày.

7. Kèm theo đốm trắng

Phần giáp đầu ngực của tôm thẻ bị bệnh dễ bị bóc tách ra, kèm theo đó là có đốm trắng. Trường hợp này nên duy trì ổn định cho nước, định kỳ cho ăn các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng, thuốc gan, trên lý thuyết là có thể nhưng thực hiện thì khá là phức tạp.

8. Lây nhiễm cấp tính, 3-4 ngày lây nhiễm 5-6 phần

Gặp phải trường hợp này, tạm thời không có biện pháp gì, các hộ nuôi nên khẩn trương thu hoạch tôm.

Biện pháp dự phòng khống chế “chứng chết chìm tổng hợp cấp tính”

+ Trong y học có một câu: “Gấp thì trị ngọn, từ từ thì trị cả gốc”. Cho nên, “chứng chết chìm tổng hợp cấp tính” của tôm nên áp dụng biện pháp “ ngọn gốc kiêm trị, phòng trị tổng hợp”, chủ yếu được xem xét từ các khía cạnh sau đây:

1/ Giảm chất ô nhiễm trong nước ao;

2/ Sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc để ức chế mầm bệnh phát triển;

3/ Nâng cao khả năng chống stress và sức miễn dịch cho tôm;

4/ Kiêm trị môi trường bên ngoài và bên trong: ưu hóa chất lượng nước, làm sạch chất lượng đáy, đồng thời trộn thức ăn bổ sung qua đường miệng.

+ Biện pháp kiểm soát cụ thể: một khi phát hiện “chứng chết chìm tổng hợp cấp tính” nên xử lý hết tôm chết và tôm bệnh, đồng thời cố gắng thực hiện tốt biện pháp dự phòng khống chế:

1. Trong trường hợp an toàn và có điều kiện, tiến hành một lần giảm mực nước xuống còn 50% . Giảm bớt các chất có hại trong nước ao, trong quá trình tháo nước cần bật máy quạt khí tăng cường tuần hoàn nước, thúc đẩy bùn đáy và các chất có hại xoáy vào cống thải trung tâm để thải ra ngoài. Sau khi giảm mực nước ao, trước hết ngừng cho ăn 2 ngày, sử dụng BIO-POWER + BIO-ALGAE để giải độc, 3 tiếng sau trộn BESTOT- C  Anti stress rồi tạt ao, sử dụng liên tục trong 2 ngày.

2. Ngày thứ ba bắt đầu cho nước:

1/ Trước tiên khử trùng nước ao lắng => nước ao đã được xử lý giải độc và làm sạch sẽ chia ra làm 4 lần cho nước vào ao nuôi, cho tới khi đến mực nước ban đầu;

2/ Thời gian mỗi lần cho nước phải cách nhau trên 5 tiếng: sau lần cho nước đầu tiên sử dụng LIFE-HC, OXY-BESTOT; lần cuối sau khi cho nước sử dụng BIO-ALGAEOXY-BESTOT trộn vào nhau rồi rắc khô.

3/ Sử dụng BESTOT- CBINDER-BESTOTGLUCAN-BESTOTBESTOT No1 (lượng dùng theo hướng dẫn sử dụng) trộn vào trong thức ăn, ngày 2 bữa, cho ăn liên tục từ 3-7 ngày;

4/ Sau khi cho nước tới mực nước ban đầu được 2 ngày, sử dụng LIFE-HC3 tiếng sau dùng BIO-BESTOT, sẽ duy trì được chất lượng nước, cân bằng tảo và khuẩn; đồng thời có hiệu quả ức chế sự phát triển của tảo lam và tảo giáp.

Bộ phận dịch vụ kỹ thuật NTTS, Công ty Hữu hạn Sinh học Hoàn Cầu; năm 2007 bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu thí nghiệm nuôi tôm sinh thái trong thủy sản, phòng trị dịch bệnh và nghiên cứu phối chế thuốc thủy sản. Cho đến nay, đã khảo sát thực địa và nghiên cứu phương thức nuôi trồng của các vùng miền ven biển khắp cả nước (từ Móng Cái- Quản Ninh đến các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang).

Phương án xử lý:

Một là, cải tạo đáy và làm sạch nước, chọn dùng các loại thuốc cải tạo đáy dạng viên, các sản phẩm chủ yếu có BA.D.TOX、BIO-POWER, OXY-BESTOT,…

Hai là, diệt khuẩn khử trùng, chọn dùng BKA hoặc BKD40, nhưng nhất định phải sử dụng trong điều kiện buổi sáng trời trong và oxy hòa tan đầy đủ, căn cứ vào tình hình cụ thể cách ngày dùng một lần, lượng dùng tham khảo trong hướng dẫn sử dụng;

Ba là, tăng oxy, chọn dùng thuốc tăng oxy dạng viên OXY-BESTOT (O519);

Bốn là, cho ăn thuốc sát khuẩn và kháng virus, tốt nhất là tuân thủ nguyên tắc thuốc đông y + chất phụ gia, (BIO-LIVER, tam hoàng,…), chất phụ gia chọn các loại polysaccharide (như GLUCAN-BESTOT hoặc BESTOT- C, VITAMIN-TH).

Mấu chốt trong khống chế chết chìm ở tôm vẫn là dự phòng, chú ý làm sạch nước và giải độc, duy trì oxy hòa tan đầy đủ trong nước (OXY-BESTOT), định kỳ cải tạo đáy (10-15 ngày sử dụng BESTOT-NO3, BIO-POWER một lần ), định kỳ nuôi cấy khuẩn và tảo (7-10 ngày 1 lần), định kỳ cho ăn thuốc sát khuẩn kháng virux (thực hiện theo điểm thứ bốn trong phương án trên, 8-10 ngày 1 lần, liên tục 2 bữa). Đồng thời chú ý cải tạo môi trường, ức chế sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn có hại, có thể cho thêm chế phẩm vi sinh hữu ích vào trong thức ăn (như BINDER-BESTOTBESTOT No1BIO-FEED).

Do hậu quả của “chứng chết chìm tổng hợp cấp tính” nghiêm trọng, mà các nhân tố gây ra “chứng chết chìm tổng hợp cấp tính” lại phức tạp đa dạng. Một số phương pháp xử lý nói trên tuy hơi phức tạp, nhưng hiệu quả thực tế rất rõ rệt, xin được cung cấp làm tài liệu tham khảo cho quảng đại hộ nuôi tôm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.