Gần đây, trong “Hội nghị trao đổi khẩn cấp mang tính khu vực về việc nghiên cứu EMS / AHPNS và bệnh lí tương ứng” (bên dưới gọi là “Hội nghị trao đổi”), vị giáo sư chuyên gia nghiên cứu bệnh tôm nổi tiếng của trường đại học Alexander nước Mỹ- Don Ligntner đưa ra, cho đến thời điểm hiện tại, trong tất cả các mẫu mô tôm bệnh ở phòng thí nghiệm đều chưa phát hiện ra sự tồn tại của bất kỳ một dạng sống nào, báo hiệu rằng chứng bệnh này không phải là một dịch bệnh do virus đặc biệt hoặc nguồn lây nhiễm nào gây ra. Nhưng, trong báo cáo cũng chưa có một cách nói chính xác nào về nguyên nhân gây bệnh.
Mối nghi nghờ bệnh tôm thẻ bước đầu hé lộ, chuyên gia loại trừ khả năng gây bệnh do virus
Tôm thẻ vừa mới thả giống được một tháng, trong ao đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Đây cũng là một vấn đề hết sức nan giải gây phiền phức cho bao người trong ngành suốt từ năm 2009 cho tới nay, nguyên nhân gây bệnh cũng chưa được xác định chính xác là do đâu.
Gần đây, trong “Hội nghị trao đổi khẩn cấp mang tính khu vực về việc nghiên cứu EMS / AHPNS và bệnh lí tương ứng” (bên dưới gọi là “Hội nghị trao đổi”), vị giáo sư chuyên gia nghiên cứu bệnh tôm nổi tiếng của trường đại học Alexander nước Mỹ- Don Ligntner đưa ra, cho đến thời điểm hiện tại, trong tất cả các mẫu mô tôm bệnh ở phòng thí nghiệm đều chưa phát hiện ra sự tồn tại của bất kỳ một dạng sống nào, báo hiệu rằng chứng bệnh này không phải là một dịch bệnh do virus đặc biệt hoặc nguồn lây nhiễm nào gây ra. Nhưng, trong báo cáo cũng chưa có một cách nói chính xác nào về nguyên nhân gây bệnh.
Hội nghị trao đổi lần này do NACA (trung tâm nuôi trồng thủy sản Châu Á Thái Bình Dương) cùng với Bộ nông lâm ngư nghiệp Austraylia đứng ra tổ chức, gồm có 87 nhân sĩ trên thế giới đến góp ý và thảo luận về triệu chứng biểu hiện, bệnh lí và phương pháp chẩn đoán đối với dịch bệnh đột phát này; từ đó đã hình thành nên một hệ thống phản ứng mang tính khu vực đối với dịch bệnh. Trong số 87 nhân sĩ bao gồm có các chuyên gia nuôi tôm, quan viên chính phủ một số quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương cùng với sự tham gia của các nhân sĩ trong ngành.
Tìm hiểu được biết, đại diện tham gia hội nghị của phía Trung Quốc là ông Hoàng Tiệp- nhà khoa học công tác ở phòng nghiên cứu dự phòng khống chế dịch bệnh hệ thống kỹ thuật công nghiệp tôm quốc gia, Sở nghiên cứu thủy sản Hoàng Hải , Viện nghiên cứu khoa học thủy sản Trung Quốc. Trong lúc tham gia phỏng vấn, Hoàng Tiệp bày tỏ, hội nghị lần này đã xác định được triệu chứng chủ yếu và đặc trưng bệnh lí của căn bệnh này, nhưng đối với nguyên nhân gây bệnh thì trước mắt vẫn chưa đưa ra được một định luận thống nhất nào.
Ngay từ tháng 9 năm 2012, Giáo sư He Jian Guo (Hà Kiến Quốc)- nhà khoa học cấp cao nhất trong hệ thống công nghiệp tôm quốc gia, giáo sư trường đại học Trung Sơn khi tiếp nhận phỏng vấn của phóng viên Báo nông thôn miền Nam, ông đã đưa ra rằng, căn bệnh hiếm gặp ở tôm thu hút sự quan tâm của giới trong ngành không phải là do các tác nhân gây bệnh được biết đến gây ra, rất có khả năng là bị virus lây nhiễm, có thể là một loại virus mới nào đó.
Ngày mùng 7 tháng 9, phóng viên Báo nông thôn miền Nam gửi một bức điện tín cho giáo sư He Jian Guo, trong thư bày tỏ, sau hai năm tiến hành thí nghiệm điều tra, tình hình hiện giờ cho thấy, khả năng gây bệnh do nhiễm virus không lớn lắm, nhưng nguyên nhân do đâu thì hiện tại, giới trong ngành vẫn chưa thể xác định được.
Báo cáo trong hội nghị trao đổi, giáo sư Ligntner còn đưa ra quan điểm “lây nhiễm thứ phát Vibrio”, tức lây nhiễm Vibrio phát sinh sau khi gan tụy tôm bị hoại tử. Quan điểm này được sự công nhận rộng rãi của các chuyên gia trong hội nghị.
Về vấn đề này, He Jian Guo cũng bày tỏ, Vibrio là nhân tố quan trọng gây ra dịch bệnh này, nhưng không phải là nguyên nhân gây bệnh ban đầu. Còn trong buổi phỏng vấn của Báo nông thôn miền Nam hai năm về trước, đó chỉ định nghĩa Vibrio là “Có liên quan đến bệnh tôm, nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu gây bùng phát bệnh tôm”.
Ngoài ra, He Jian Guo còn nói, trên thế giới hiện nay vẫn chưa có một sự phân biệt chính xác về “bệnh hoại tử cấp tính” và “chết chìm” ở tôm.
“Bệnh hoại tử cấp tính” bùng phát từ 2010-2011 sang năm nay đã ít thấy xuất hiện hơn. “ ‘Bệnh chết chìm’ năm nay, sau nhiều năm điều tra nghiên cứu, đã xác định được là do hỗn hợp lây nhiễm gây ra chứ không phải là một nguyên nhân gây bệnh đơn nhất”.
He Jian Guo đề nghị người nuôi cần chú ý khử trùng định kỳ, đặc biệt là công tác khử trùng đáy ao nuôi tôm.
Trong hội nghị trao đổi, người tham gia hội nghị kiến nghị lập ra một “Quỹ dự phòng bệnh động vật thủy sản khu vực” và chương trình khung, dùng cho các hoạt động kết hợp điều tra trong khu vực do cơ quan độc lập phát động, các bộ phận ban ngành chính phủ đứng ra đảm nhiệm làm phía đầu tư chính cho quỹ, các đại biểu trong nhành cũng bày tỏ rằng học sẽ không ngừng đầu tư vốn để triển khai nghiên cứu AHPNS và những dịch bệnh nghiêm trọng khác, đương nhiên cũng có thể xem xét để đầu tư vào “Quỹ dự phòng”.
Liên kết: phân biệt EMS và AHPNS
Đối với EMS, thông thường được miêu tả là một loại bệnh có tỉ lệ tử vong cao phát sinh trong vòng 30 ngày sau khi thả giống, do công tác quản lý ao nuôi và các nhân tố gây bệnh có liên quan khác gây ra; có mối liên hệ mật thiết với WSSV, YHV và Vibrio. Cũng chính vì cách phân loại này quá rộng, chỉ cần phát hiện có tin tức liên quan đến chết sớm đều được quy vào EMS, khiến cho việc chẩn đoán rất khó phân định, gây ra không ít những ý nghĩa trái ngược và khó hiểu.
Nhưng, có một hiện tượng chết theo kiểu mới diễn ra từ năm 2009 ở giai đoạn đầu nuôi tôm thẻ và tôm sú đã có những biến đổi rất nhanh chóng, gọi là “Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS)”. Do định nghĩa về EMS không chính xác, AHPNS nhiều lúc rất dễ bị nhầm lẫn. Do đó, các chuyên gia tham gia hội nghị đã đưa ra một định nghĩa về AHPNS trong hội nghị.
Về khía cạnh nhân tố gây bệnh:
Cho tới hiện nay, chưa phát hiện được nguyên nhân gây bệnh của căn bệnh đặc biệt này (loại bỏ nguyên nhân do lây nhiễm hoặc độc tố)
Về khía cạnh bệnh lí học:
1/ Suy thoái gan tụy cấp tính từ trung tâm ra đầu mút, các chức năng tế bào B, F, R, R bị trở ngại;
2/ Tế bào biểu mô hình ống gan tụy hoại tử, bong tróc, nhân tế bào phình to;
3/ Vào giai đoạn cuối, khoảng mô và tế bào gan tụy hình ống nội bộ xuất hiện triệu chứng viêm và lây nhiễm vi khuẩn thứ phát.
Trên cấp độ ao nuôi, các triệu chứng lâm sàng bên dưới sẽ giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh, đồng thời có thể xác định chính xác hơn thông qua quan trắc mô học cấp động vật:
1/ Gan tụy nhợt nhạt hoặc trắng (do mất đi sắc tố trong mô liên kết);
2/ Gan tụy teo đi trông thấy;
3/ Thường có biểu hiện mềm vỏ, thức ăn trong ruột đứt đoạn hoặc rỗng ruột;
4/ Gan tụy bẩn hoặc có đốm đen, hoặc đốm chấm;
5/ Rất khó bóp vỡ gan tụy bằng ngón trỏ hoặc ngón cái;
6/ 10 ngày trở lên sau khi thả giống bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng hoặc có hiện tương tôm chết;
7/ Tôm yếu thường lặn xuống dưới đáy ao.
Những tổn thất kinh tế nghiêm trọng mà AHPNS gây ra cho các quốc gia Đông Nam Á
Trung Quốc
Năm 2009, EMS bắt đầu xuất hiện nhiều ở Hải Nam, nhưng thường được gọi là “chết chìm” mà nhiều người nuôi lại có chút lơ là; đến năm 2011, loại bệnh này bùng phát mạnh và ngày càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là những ao có thời gian nuôi >5 năm, độ mặn >20ppt sẽ rất rõ rệt. Đồng thời, điều gây chú ý nữa là những ao nuôi tôm nước ngọt lại tương đối bình thường, không có biểu hiện khác thường.
Nửa năm đầu 2011, sản lượng tôm ở các tỉnh như Quảng Đông, Hải Nam, Phúc Kiến và Quảng Tây đã giảm đi 80% so với cùng kỳ.
Việt Nam
Năm 2011, Việt Nam bắt đầu xuất hiện EMS, dịch bệnh bùng phát thật sự là bắt đầu từ tháng 3 năm 2011 ở khu vực châu thổ sông Mê Kông miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, chịu ảnh hưởng còn có 6 tỉnh như Tiền Giang,… diện tích chịu thiệt hại lên tới mấy vạn hecta. Tháng 6 năm 2011, tai họa 50 năm chưa từng thấy xuất hiện ở Việt Nam, ở ba tỉnh có Bạc Liêu,… mấy vạn hecta tôm sú bị dịch bệnh tấn công. Quý đầu năm 2012, dịch bệnh này tiếp tục ảnh hương đến khu vực châu thổ sông Mê Kông và vùng biển Nam Trung Bộ. Theo chính phủ Việt Nam dự báo, năm 2012 diện tích nuôi trồng chịu thiệt hại sẽ lên đến 39000 ha.
Malaysia
Năm 2010, bán đảo Johor báo cáo trước tiên có dịch EMS phát sinh, sau đó năm 2011, các vùng Pahang, Perack và Penang liên tục xuất hiện EMS. Sản lượng tôm năm 2010 của Malaysia giảm xuống còn 7.5 vạn tấn, tháng 1-5 năm 2012 giảm còn 2.5 vạn tấn; trong đó, 90% đều là tôm thẻ (Nguồn: Hiệp hội công nghiệp tôm Malaysia).
EMS khiến cho sản lượng tôm thẻ năm 2010 là 8.7 vạn tấn xuống còn 6.7 vạn tấn vào năm 2.11, sản lượng tôm tháng 5 năm 2012 chỉ đạt 2.5 vạn tấn, sau đến tháng 6 còn thấp hơn như thế nữa. Nguyên nhân chính là do một số vùng sản xuất chủ yếu bắt đầu phát bệnh, gồm có Kedah (từ tháng 5) và Sabah (từ tháng 6). Nghiên cứu ban đầu cho thấy, nguyên nhân phát bệnh có liên quan đến chất lượng nước, ít nhiều cũng liên quan đến độc tộ gây bại liệt ở sò. Mà nghiên cứu mang tính thử nghiệm bên trên còn cần phải nghiên cứu khoa học tỉ mỉ hơn nữa để đưa ra phán đoán chính xác hơn, có phải là có mối liên quan rất lớn với sự bùng phát dịch bệnh này.
Thái Lan
Bắt đầu từ năm 2012, hiện tại chỉ có 0.7% ao tôm thuộc vùng duyên hải bờ biển Đông ( các tỉnh Rayong, Chantaburi, Trat, Chacheongsao,…) chịu ảnh hưởng của dịch bệnh này, xuất hiện EMS. Để giảm bớt những tổn thất không đáng có, chính phủ Thái Lan và chính quyền địa phương khác đã liên kết các hiệp hội trong ngành và các trại tôm để triển khai hoạt động nối liền tin tức, để cho mọi người hiểu đúng và đủ về diễn biến và tầm quan trọng của căn bệnh này.