Có rất nhiều người biết nuôi tôm và cũng có rất nhiều phương thức nuôi, trong đó, nhiều phương thức nuôi đem lại hiệu quả kinh tế tốt, đặc biệt là hệ thống nuôi trồng bền vững được đề xướng một vài năm trước đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi tôm thẻ ở nước ta, nâng cao tổng sản lượng tôm nuôi và nâng nguồn thu nhập hiệu quả kinh tế lớn cho xã hội.
Trong thực tiễn sản xuất, nhiều hộ nuôi cứ đi theo đuổi cái mục tiêu sản lượng cao dẫn đến bệnh tôm ngày càng phát sinh nhiều, tôm phát triển chậm hơn. Tuy nói là có liên quan với chất lượng tôm giống kém, nhưng cũng không thể phủ nhận những thiếu sót tồn tại trong phương pháp nuôi tôm. Ví dụ, các vấn đề nhức nhối của các hộ nuôi như “chết chìm”, “đáy xấu”,… luôn gây ra tôm chết, hệ số thức ăn cao, giá tôm cao; đồng thời, là do chúng ta khá sùng bái việc xử lý khử trùng triệt để nước ao nuôi trước khi thả giống, dẫn đến nước không được ổn định trong quá trình nuôi, khử trùng trong thời gian nuôi tôm khiến cho tôm bị kích ứng stress.
Nuôi trồng sinh thái được đề xướng ra cũng không thật sự là “nuôi trồng sinh thái” trên mặt ý nghĩa thật sự, chỉ là thường xuyên sử dụng chế phẩm vi sinh, sử dụng ít thuốc khử trùng, dùng hoặc không dùng chất kháng sinh mà thôi; cũng là theo đuổi sản lượng cao, nhưng phương thức này thường khiến cho tôm bị bệnh nghiêm trọng, tỷ lệ thành công không cao.
Vả lại, nuôi tôm đã từng có phương thức nuôi sinh thái đích thực, mỗi mét vuông thả khoảng 20-30 con tôm giống, trên cơ bản là không cho ăn, chỉ gây màu nước và nuôi dưỡng thức ăn sinh học, tôm lớn nhanh, ít bệnh và không gây ô nhiễm môi trường; nhưng do sản lượng thấp mà tài nguyên đất lại có hạn, không thể thực hiện một cách toàn diện được, các hộ nuôi cũng luôn luôn muốn theo đuổi hiệu quả lớn nhất mà tăng mật độ nuôi.
Công ty chúng tôi sau nhiều năm nghiên cứu và quan trắc thực tiễn kỹ thuật nuôi tôm, phát hiện ra rất nhiều vấn đề sai lầm trong quan niệm nuôi tôm.
Nay Công ty chúng tôi xin được liệt kê ra, hy vọng những người trong ngành cùng nhau thảo luận cho ý kiến:
1. Một số cái gọi là “kinh nghiệm” là “vật cản” để chúng ta thu được hiệu quả tốt hơn
Lấy một ví dụ, một hộ nuôi tôm năm ngoái, ao của anh ta thả giống được hơn mười ngày, nhân viên kỹ thuật của công ty chúng tôi thấy nước thay đổi nhanh chóng, bảo anh ta mau chóng bón phân xuống, nào ngờ vừa mới bón thì nước đã trở nên trong đi, anh ta liền sử dụng bột Dolomite để cải tạo đáy, kết quả là sang tới ngày thứ hai thì nước đã được gây màu trở lại. Anh ta bèn cho rằng phương pháp gây màu mà chúng tôi đưa ra là có vấn đề, còn hiệu quả sử dụng bột Dolomite mà anh ta dùng cho là rất tốt, nhân viên kỹ thuật của chúng tôi liền nói, lần sau mà nước lại bị trong, để xem sử dụng bột Dolomite cải tạo đáy có còn hiệu quả nữa không, tôi dám chắc rằng tám chín mươi phần trăm là không có hiệu quả. Bởi vì bột Dolomite không thể trực tiếp gây màu nước, thực ra không bón phân thì nước rồi cũng sẽ bị trong, chỉ là vừa khéo lúc đó thì nước bị trong, trùng hợp là sử dụng bột Dolomite cải tạo đáy thì 2 ngày sau nước gây màu trở lại, nếu như không dùng những sản phẩm cải tạo đáy đó thì nước cũng sẽ gây màu trở lại được, đó là vì những sản phẩm gây màu sử dụng trước đó bắt đầu phát huy hiệu quả.
Rất nhiều hộ nuôi của chúng ta luôn thích coi những hiện tượng trùng hợp ngẫu nhiên đó là kinh nghiệm nuôi để tổng kết, hiệu quả là lần sử dụng sau đó không thấy được hiệu quả gì, ngược lại thì tôm hoặc nước lại xảy ra vấn đề, đã áp dụng nhiều biện pháp và thực tế là cũng có hiệu quả nhưng không mấy rõ rệt. Lại chuyển sang dùng sản phẩm khác thì hiệu quả đã thấy rõ, thế là lần sau xảy ra vấn đề đó lại chỉ dùng sản phẩm ấy, và lại không thấy hiệu quả nữa. Bất kì một sản phẩm hoặc biện pháp nào cũng cần có thời gian để phát huy hiệu quả, chúng ta nên phân tích thành phần và tác dụng của sản phẩm ứng dụng, phân tích nguyên lí khoa học và thời gian có hiệu quả cùng với mức độ hiệu quả của phương pháp đó, tuyệt đối không thể cho rằng sản phẩm không có hiệu quả bao là mấy coi là sản phẩm vạn năng mà sử dụng lung tung được; đặc biệt là trong khía cạnh phòng trị bệnh, có thể không rõ thành phần , tác dụng của sản phẩm, nguyên lí khoa học của biện pháp mà để lỡ thời cơ xử lý, đem lại tổn thất nặng nề.
“Gây màu nước” cũng vậy, năm nào cũng gây màu, vụ nào cũng gây màu nhưng nước lại dễ bị biến đổi, nhiều lúc chính là do cái gọi là “kinh nghiệm” đã hại chúng ta! Có những “kinh nghiệm” nuôi đã trói buộc tư duy của chúng ra, khiến cho chúng ta khó tiếp nhận những quan niệm mới.
2. Làm theo phương pháp của các giáo sư chuyên gia cùng với những người đã nuôi tôm thành công có chính xác hay không?
Quả thật là các giáo sư chuyên gia có tri thức uyên bác, phương pháp mà họ đưa ra đa số là chính xác, nhưng họ không thể bắt gặp hết tất cả các vấn đề sẽ xảy ra trong quá trình nuôi, kinh nghiệm thực tiễn của họ chưa chắc đã phong phú hơn các hộ nuôi chúng ta, có lúc không thể kết hợp lí thuyết với thực tiễn được; huống hồ dựa vào trình độ nhận thức lúc đó, họ cũng không thể biết trước được các nhân tố bất lợi nào đó chưa biết. Ví dụ như:
+ Đề xướng khử trùng triệt để nước ao vài năm trước đó, suốt quá trình nuôi khử trùng khống chế vi sinh vật gây bệnh, mà mấy năm nay thì lại không chủ trương khử trùng nhiều nữa;
+ Giống như quá trình nuôi được để ra trên sách vở mấy năm trước: mỗi 1000 mét vuông sử dụng 10-20kg vôi hoặc bã trà, nhưng hiện giờ đã nhận thức được rằng sử dụng với lượng thuốc nhiều như thế rất dễ gây ra kích ứng stress cho tôm;
+ Một vài cách nói thổi phồng việc sử dụng chế phẩm vi sinh không có bất kỳ tác dụng phụ nào, nhưng gần đây mọi người nhận ra sử dụng những loại khuẩn hiếu khí như Bacillus, khuẩn nitrat hóa cũng không mấy tác dụng.
Tri thức không ngừng đổi mới, kỹ thuật cũng liên tục tiến bộ lên, có thể vẫn còn rất nhiều điểm mù quáng trong quản lý nuôi mà chúng ta chưa thể ý thức được.
+ Nếu như làm theo phương pháp của các hộ nuôi tôm thành công liệu có chính xác hay không?
Phải biết được rằng không phải ao nào cũng như ao nào, tình hình chất lượng nước, sự phát triển của tôm, tình trạng sức khỏe cũng rất khác biệt, ví dụ nói:
– Độ pH trong ao của người ta thấp thì dùng vôi là được, mà độ pH trong ao của bạn rõ ràng là rất cao, nếu dùng vôi thì sẽ không hợp lí chút nào;
– Ví dụ tôm và nước của người ta rất bình thường, không cần phải xử lí; mà nước ao của bạn đã bị rớt tảo, tôm bỏ ăn hoặc phát bệnh, bạn vẫn không xử lý liệu có ổn không?
– Có thể là chất lượng nước của người ta kém, tôm bệnh thì dùng thuốc xử lý là được; mà tôm và nước của bạn vẫn bình thường, bạn có nhất thiết phải áp dụng phương pháp xử lý như vậy chăng?
Người ta không thể nắm rõ hoàn toàn phương pháp quản lý, tình hình tôm và chất lượng nước của bạn mà hướng dẫn chính xác cho bạn được; người ta nuôi tôm thành công là do họ biết xử lý tình huống theo tình hình thực tế, nếu như bạn cứ áp dụng làm như thế thì sẽ không đem lại tác dụng gì mà ngược lại còn phản tác dụng.
3. Giữa chỉ tiêu chất lượng nước và nước ổn định thì cái nào quan trọng hơn?
Hiện nay, có nhiều người theo đuổi màu nước đẹp, thậm chí rất nhiều sách báo cũng giới thiệu các chỉ tiêu chất lượng nước tốt; nhưng, các chỉ số chất lượng nước gây ra tôm thẻ “đỏ thân bơi ao” ở giai đoạn đầu, “chết chìm” ở giai đoạn giữa và cuối, khi đáy xấu kiểm tra pH, nồng độ NH3 và NO2 đều trong phạm vi bình thường.
Thực ra khi nuôi tôm, sự ổn định của nước còn quan trọng hơn so với chỉ tiêu chất lượng nước tốt. Bởi vì một khi bệnh tôm phát sinh (đặc biệt là bệnh do virus) thì rất khó khống chế, mấu chốt nằm ở công tác dự phòng, trong thời gian phát bệnh tránh cho nước tự nhiên chưa qua xử lý mà đưa vào ao nhiều loại vi khuẩn và virus; khi số lượng vi khuẩn virus sinh sôi đến một giá trị bùng phát nhất định thì tôm bệnh sẽ dễ bị bùng phát.
Còn có khả năng, sau khi nước thay đổi đột ngột chưa kịp thời phản ánh được sự tốt xấu của chi tiêu chất lượng nước, huống hồ hiện nay, chỉ tiêu chất lượng nước được đưa ra cũng không phải là thích hợp nhất đối với tôm, mà là lấy từ chỉ tiêu chất lượng nước cho cá, hơn nữa còn tồn tại vấn đề phương pháp kiểm tra không chính xác.
Vì vậy, nước ổn định thì tôm ít bị kích ứng stress, từ đó mà tỉ lệ phát bệnh cũng sẽ giảm.
4. Tại sao khó ổn định nước, cho dù là áp dụng chung một sản phẩm với cùng một phương pháp mà nước lại có sự khác biệt lớn?
Không biết mọi người đã từng quan sát và suy nghĩ một cách tỉ mỉ hay không, tại sao nước biển sông hồ suối quanh năm giữ được một màu nước như vậy (trừ khi xảy ra thủy triều đỏ, lũ lụt thì nước có màu bùn); tại sao nuôi tới giai đoạn giữa và cuối rồi, cho dù khử trùng thì màu nước vẫn không có thay đổi gì; tại sao sử dụng thuốc trừ cỏ để diệt những bụi cỏ tạp lại không có hiệu quả là mấy, nếu ít cỏ sẽ rất dễ diệt được.
Bởi vì trải qua sự tiến hóa nhiều năm trong tự nhiên, các chủng loại tảo trong biển sông hồ suối phong phú đầy đủ nên nước ổn định, cân bằng tảo;
Tảo rất phong phú vào giai đoạn giữa và cuối vụ nuôi, sử dụng lượng thuốc khử trùng thông thường sẽ không đủ để có thể diệt được nhiều loại tảo như vậy. Vậy nên không thấy được sự thay đổi của màu nước. Mà cách làm thông thường trước khi thả giống của chúng ta là khử trùng dọn ao, cho đủ nước, gây màu; vấn đề chính nằm ở chỗ khử trùng nước ao của chúng ta, do số lượng tảo trong ao quá ít mà lại bị tiêu diệt gần hết, gây phá hoại cân bằng tảo vốn có; trước khi tảo chưa phát triển mạnh để hình thành quần thể ưu thế thì chúng ta có thể đã phá đi một vài quần thể tảo ưu thế nào đó; cũng có khả năng là phân bón mà chúng ta sử dụng không duy trì được lâu hoặc là không đủ gây màu, cơ cấu dinh dưỡng không hợp lý, tỉ lệ phối hợp không chính xác dẫn đến ảnh hưởng tới sự sinh sôi phát triển của các loại tảo có sẵn trong ao; khi cơ cấu dinh dưỡng trong phân bón không thích hợp cho sự phát triển của tảo sẵn có trong ao thì vừa hay, nó lại thích hợp cho sự sinh trưởng của các giống tảo khác làm xuất hiện hiện tượng chuyển tảo, ví dụ như nước màu xanh (tảo lục là chính) chuyển sang nước màu chè (tảo silic là chính); khi các giống tảo mới phát triển mạnh sẽ tiêu hao hấp thu độ béo trong nước, cơ cấu dinh dưỡng trong phân bón lại không thích hợp cho sự sinh trưởng của nó dẫn đến rớt tảo, chuyển tảo, có khả năng lại biến trở về nước màu xanh trước đây, nhưng biến đổi có tuần tự sớm tối, và cho tới giai đoạn giữa và cuối vụ nuôi thì màu nước ao đã biến đổi đủ kiểu dạng.
Cho nên nói rằng, tuyệt đại đa số các hộ nuôi hiện nay, không quan tâm là áp dụng phương pháp gì để gây màu, chỉ cần khử trùng nước xong rồi gây màu, cơ bản sẽ gây được màu nước; nhưng cứ nuôi được khoảng mười ngày cho đến nửa tháng thì xuất hiện “rớt tảo”, “chuyển tảo”; căn nguyên chính nằm ở chỗ tảo chưa phát triển đến mức hình thành được quần thể ưu thế thì chúng ta lại có những hành động gây phá hoại cân bằng tảo, mà loại phân bón sử dụng hoặc là không đủ dinh dưỡng, hoặc là phối hợp không hợp lí, hoặc là không duy trì được lâu.
Trước tiên, chúng ta không nên phá hoại cơ cấu tảo trong nước tự nhiên được dẫn vào, đầu tiên sử dụng các sản phẩm có tác dụng gây màu nhanh chóng (chỉ cần không chứa khuẩn sống là được), thúc đẩy tảo phát triển hình thành quần thể ưu thế. Nếu như lo rằng trong nước có vi khuẩn virus gây bệnh thì khử trùng sau cũng không muộn, đợi khi đặc tính của thuốc khử trùng tiêu tan hết sạch thì sử dụng phân bón hiệu quả lâu dài và các sản phẩm vi sinh để duy trì ổn định màu nước.
Điều này dựa trên trước đây chúng tôi thực hiện cho nước, khử trùng, gây màu, thả giống và không có mâu thuẫn gì; chỉ là thay đổi một chút về trình tự, gây màu nước rồi mới khử trùng, cũng giống như khử trùng trước khi thả giống.
5. Giữa sự ổn định và bền vững của tảo và khuẩn thì cái nào quan trọng hơn?
Mọi người có thể suy nghĩ một chút là tại sao không thể xử lý khiến cho nước ao trong thấy đáy như nước máy, thứ nước ấy cơ bản là không có tảo, rất trong không hề có vi khuẩn hoặc virus.
Thử nghĩ, vào giai đoạn giữa và cuối vụ nuôi, một bữa có thể cho ăn những mấy chục cân thức ăn, một vụ tôm có thể tốn những mấy chục tấn thức ăn, cho dù là cho tôm ăn thêm bao nhiêu thức ăn thì cũng chỉ thu được bấy nhiêu tôm, còn tôm chỉ có thể lợi dụng được một nửa số chất dinh dưỡng như protein,…; thức ăn dư thừa, phân thải, xác động thực vật trong nước, nếu như không có tảo mà chỉ dựa vào vi khuẩn thì không thể phân giải hấp thu hết nhiều chất thải hữu cơ như vậy được. Do đó, nếu như không có tảo thì khó mà có thể nuôi được tôm.
Nhưng trong thực tiễn, có người không bao giờ sử dụng vi khuẩn mà vẫn nuôi được tôm, hơn nữa là sản lượng và hiệu quả lại không kém chút nào. Đó là vì trong đất vốn đã có sẵn nhiều vi sinh vật, chỉ cần phương pháp nuôi hợp lí, nuôi dưỡng tảo tốt, tảo sẽ hấp thu lợi dụng các muối vô cơ sinh ra sau khi phân giải các chất hữu cơ trong ao.
Đương nhiên không nói là không cần quần thể khuẩn bền vững, nhưng nuôi được quần thể khuẩn bền vững cũng không khó, mà nuôi được quần thể tảo bền vững có lẽ là khó hơn và quan trọng hơn nhiều so với nuôi quần thể khuẩn.
Nuôi tôm phải thông qua gây màu, điều chỉnh nước để nuôi dưỡng quần thể tảo bền vững.
Vai trò của gây màu:
+ Cung cấp thức ăn sinh học tự nhiên có chứa dinh dưỡng phong phú;
+ Vai trò quang hợp của tảo hấp thu CO2, đồng thời sản sinh ra nhiều khí oxy;
+ Lợi dụng muối vô cơ, NH3 sinh ra sau khi phân giải thức ăn dư thừa và phân thải, làm sạch nước;
+ Ức chế sự phát triển của tảo tạp (ví dụ như rêu) và vi khuẩn gây bệnh, tạo môi trường sống ổn định cho tôm.