Bệnh thối đuôi

Bệnh thối đuôi

Tác nhân gây bệnh:  Vi khuẩn Aeromonas hydrophila và Aeromonas Sobria,…

Mùa vụ xuất hiện: Dịch bệnh thường tập trung bùng phát vào mùa xuân. Có thể lây nhiễm cho các loài các như cá chép, các diếc, cá chày, các rô phi, …, đặc biệt là gây nguy hại nhiều cho cá trắm cỏ. Khi đuôi cá bị thương, hoặc bị tổn thương do ký sinh trùng, sức đề kháng của cơ thể các kém đi, thêm vào đó là chất lượng nước ô nhiễm vẩn đục, mật độ nuôi cao, khuẩn bệnh trong nước khá nhiều nên rất dễ phát sinh bệnh này, làm cho các chết hàng loạt.

Triệu chứng và biến đổi bệnh lí: giai đoạn đầu mắc bệnh,phần da chỗ cuống đuôi chuyển sang màu trắng, sau đó vây đuôi bắt đầu bị ăn mòn và kèm theo xung huyết, cuối cùng, vây đuôi bị cụt hết, phần da, cơ thịt chỗ cuống đuôi bị thối loét, nghiêm trọng hơn bị hở cả xương sống.

Phương pháp chẩn đoán: căn cứ vào triệu chứng bệnh có thể chẩn đoán bước đầu; chẩn đoán chính xác nên xác định rõ nguyên nhân gây bệnh rồi hãy phân tách để giám định.

Biện pháp phòng, xử lý bệnh:

1.  BENZALKONIUM BROMIDE SOLUTION 45%, mỗi m3 sử dụng 0.22-0.33mg, tạt khắp ao, 2-3 ngày 1 lần, dùng liên tục 2-3 lần.

2. Bột Sulfadimidine tổng hợp, mỗi kg thức ăn trộn 20g, trộn đều rồi cho ăn, ngày 1 lần, dùng liên tục 4-6 ngày.

3. Bột Enrofloxacin 5%, trộn 4-8g/1 kg thức ăn, trộn đều rồi cho ăn, ngày 2 lần, dùng liên tục 5-7 ngày.

4. Trộn vào trong 1 kg thức ăn: Dùng 50g Shanqing wuhuang san, 20-40g Shuanghuang kucansan, hoặc 20-30g Banlangen dahuang san, hoặc 6g Pugansan, hoặc 5-10g Dahuang qinlansan, trộn đều rồi cho ăn, ngày 2 lần, dùng liên tuc 3-5 ngày.

5. Dùng BKA sử dụng 100 – 150g/1000m3 cách 15 ngày một lần, nước có nhiều dinh dưỡng dùng cách nhau 1 – 2 ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.