Lý thuyết cơ bản trong kỹ thuật quản lý nuôi tôm sinh thái

Phương thức nuôi tôm là vấn đề mà ngành nuôi tôm luôn luôn quan tâm và tìm tòi. Nhưng bất kể là phương thức nào, đều có những khía cạnh không tốt và nhiều chỗ thiếu sót. Do đó chúng tôi chọn ra các phương thức nuôi, sau đó căn cứ vào tập tính sinh học của tôm, lý luận sinh thái học và ý nghĩ có thể kiểm soát tổng kết ra kỹ thuật kiểm soát nuôi tôm sinh thái để các hộ nuôi có thể căn cứ vào điều kiện cụ thể ở khu vực mà vận dụng linh hoạt.

Lý thuyết cơ bản trong kỹ thuật quản lý nuôi tôm sinh thái chủ yếu bao gồm những mặt sau:

Trước tiên là lý thuyết cân bằng sinh thái, tức là ổn định đứng vị trí đầu tiên, ổn định chất lượng nước còn quan trọng hơn so với chỉ tiêu chất lượng nước tốt. Đối với nuôi tôm thì ổn định chất lượng nước càng quan trọng, lí do là:

Thứ nhất : Một khi virus bệnh tôm phát sinh thì rất khó kiểm soát, tỉ lệ tử vong cao, cho nên phòng bệnh virus là điều then chốt, điều này yêu cầu trước tiên là chống lây nhiễm virus.

Giảm các nhân tố gây bệnh, trọng điểm là phòng virus gây bệnh nhiều. Cần tránh cho nước vào trong thời kì phát bệnh, ngoài ra tất cả các nguyên nhân dẫn đến phát sinh dịch bệnh đều là những nhân tố không ổn định.

Ví dụ: Chất lượng nước thay đổi đột ngột, sử dụng thuốc chưa có sự lựa chọn,… do đó chỉ có cách giảm bớt các nhân tố không ổn định mới có thể giảm thiểu phát sinh virus gây bệnh.

Thứ hai: Tôm dễ lột vỏ dưới các nhân tố không ổn định (ví dụ như dẫn nước), sức kháng bệnh giảm.

Tôm thích búng nước, biểu hiện này còn dễ thấy hơn cả. Mà búng nước nhiều gây ra tình trạng tôm bị căng cơ trong thời gian dài, dễ bị lây nhiễm virus dẫn đến phát sinh các bệnh như đục cơ,….

Các sinh vật trong nước đều dựa vào nhau và kìm hãm nhau. Lượng cho ăn nhiều thì phân cũng nhiều, vi khuẩn phân giải phân và nước tiểu nhiều, tảo tự nhiên sẽ nhiều lên. Tảo nhiều là dấu hiệu tăng cường khả năng làm sạch nước, chỉ có các loại tảo phong phú mới có thể sử dụng hết các sản phẩm mà vi sinh vật phân giải ra, đây là nền tảng của sự cân bằng. Lượng cho ăn nhiều tự nhiên sẽ xuất hiện phong phú thêm các loại tảo và vi khuẩn.

Ví dụ: Ta thấy thay nước làm phân trôi đi mất, phần lớn vi khuẩn cũng bị trôi đi, mà tảo thì lại rất ít trôi đi. Nếu như lúc này có nhiều tảo, không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì mấy ngày sau tảo sẽ chết, xuất hiện hiện tượng tảo mất cân bằng, do đó tình trạng thường xuyên thay nước càng nhiều thì tảo càng dễ bị chết, thay nước càng ít thì duy trì cân bằng càng được kéo dài.

Đây chính là lý do tại sao chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh lý do nuôi tôm không thay nước, không thải cặn bã ra ngoài. Làm thế nào để ổn định chất lượng nước? làm thế nào để tăng tuần hoàn vật chất trong nước và tốc độ năng lượng dòng chảy để bảo đảm cân bằng sinh thái là trọng điểm trong nghiên cứu quản lý nuôi tôm sinh thái.

Thứ ba: Lí luận nuôi tôm trước tiên phải nuôi đáy. Tôm sống ở tầng đáy, chất lượng nước tốt hay xấu quyết định thành bại trong nuôi tôm, mà không phải là “xem nước nuôi tôm”. Chất lượng đáy tốt, chất lượng nước tự nhiên sẽ tốt, nhưng chất lượng nước tốt, chất lượng đáy chưa chắc đã tốt. Muốn duy trì chất lượng nước tốt thì điều này yêu cầu chúng ta: nước không được quá sâu; tăng oxy tầng đáy; không sử dụng thuốc làm sạch nước có tính hấp phụ làm hại đáy (ví dụ như bột đá Dolomit); lượng cho ăn không được quá nhiều, để tránh các thức ăn dư thừa làm ô nhiễm đáy; không nuôi tôm trong đáy cát, vì đáy cát dễ bốc mùi; đê quanh ao không được quá dốc để phòng tránh tôm sau khi bị bệnh, đáy ao thiếu ôxy khiến tôm không có chỗ nghỉ ngơi.

Thứ tư: Lý thuyết lợi dụng khả năng ăn nhiều tảo và các vụn bã hữu cơ của tôm, để tiết kiệm thức ăn nhân tạo, hạ thấp chi phí. Rất khó để có thể tìm ra một loại động vật thủy sản có thể lợi dụng tối đa thức ăn tự nhiên như tôm chân trắng, bất luận là sinh vật phù du hay các sinh vật đáy, bất kể sống hay chết. Sau khi nuôi một lứa tôm có thể làm cho đáy ao nuôi hầu như không còn thức ăn dư thừa và phân tiểu (ao lót bạt hoặc ao xi măng). Lợi dụng ưu thế này, chúng ta có thể giảm thấp hệ số thức ăn xuống dưới 0.7 (1000m2, thu hoạch 1000kg tôm), thậm chí không cho ăn gây màu nước nuôi tôm, đồng thời có thể giảm hàm lượng protein trong thức ăn từ trên 40% xuống dưới 30%.

Căn cứ vào lý luận này, yêu cầu chúng ta: Không thải các chất ô nhiễm, duy trì “ độ béo” tương đối, để có được nguồn dinh dưỡng tương đối cao. Một số phân hữu cơ có thể hòa tan để thu được một loại thức ăn sinh học có tính lợi dụng cao các loại tảo, mà không phải là động vật phù du. Cho ăn ít nhưng ăn nhiều lần, mỗi lần không nên cho ăn no để tôm ăn nhiều thức ăn tự nhiên hơn,… Có thể thấy, hiện nay nuôi tôm vẫn có một không gian lớn để hạ thấp chi phí.

Thứ năm: Lý thuyết có thể quản lý kiểm soát. Nuôi tôm sinh thái trong tầm kiểm soát không phải là mô phỏng một cách đơn giản nuôi trồng sinh thái tự nhiên, mà là nhân tạo khống chế kiểm soát.

Ví dụ: Nuôi trồng thủy sản nước Trung Quốc họ luôn coi nuôi trồng trong ao nuôi là chính, rất ít mở rộng nuôi dây chuyền hoặc nuôi nước tuần hoàn. Đương nhiên chúng tôi cũng không nhất thiết dựa theo mô hình nuôi trồng nước ngoài, nhưng cái ý nghĩ có thể kiểm soát của họ lại rất hữu ích, nhất là phương diện tự động kiểm soát.

Xây dựng toàn diện kỹ thuật và phương pháp nuôi trồng có thể kiểm soát giống như thâm canh hóa nuôi gà, lợn là lối thoát tất yếu của ngành nuôi trồng thủy sản. Nếu như áp dụng ao xi măng hoặc ao lót bạt để giảm bớt lượng bùn đáy, có thể tăng khả năng kiểm soát đáy; dựng một cái lều lớn có thể kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm, tránh nước mưa chảy vào ao một cách có hiệu quả, giảm bớt ảnh hưởng của khí hậu; thuần hóa tôm giống, cho ăn ít nhưng ăn nhiều bữa, cố định địa điểm cho ăn, tăng cường quản lý việc cho ăn; áp dụng tăng oxy ba chiều, ứng dụng chế phẩm sinh thái, thuốc hoạt tính bề mặt, định hướng nuôi tảo; tăng cường quản lý chất lượng nước; lựa chọn tôm giống khỏe mạnh, nâng cao khả năng kháng stress cho tôm, tăng cường phòng bệnh kháng bệnh; thiết lập phương pháp kiểm tra dịch bệnh và chất lượng nước hiệu quả, tăng khả năng dự đoán dịch bệch và chất lượng nước,… Trong tầm kiểm soát là việc có lợi, mà nâng cao kiểm soát lại yêu cầu chi phí tương đối cao, ví dụ như độ nắm chắc đến bao nhiêu, nên coi tối đa hóa hiệu quả kinh tế làm nguyên tắc, do nguyên nhân từ người, đất, thời gian …….

Tóm lại, kiểm soát giảm bớt rủi ro, giảm thấp chi phí, đi theo con đường nuôi tôm sinh thái trong tầm kiểm soát có thể giúp mọi người thoát khỏi tình trạng nuôi tôm với tỉ lệ sống thấp và giá thành cao như hiện nay.

Cũng với sự mở rộng ứng dụng “Kỹ thuật quản lý nuôi tôm sinh thái”, công ty chúng tôi cũng ngày càng lớn mạnh. Dược phẩm hiệu “BESTOT” đã giành được sự tin cậy của phần lớn các hộ nuôi sử dụng, cũng phù hợp với ý nghĩ theo đuổi dược phẩm xanh của chúng tôi. Đội ngũ kỹ thuật chuyên môn của chúng tôi đã trở thành đội phục vụ hạng nhất trong ngành nuôi trồng, thật sự bước lên một bậc cao mới; chúng tôi lập ra diễn đàn bestotgl.com cũng là để góp một phần phục vụ kỹ thuật của chúng tôi cho quảng đại người nuôi tôm.

Mục tiêu của công ty Hoàn Cầu là “chuyên tâm vào thủy sản, phục vụ hết mình tạo ra giá trị cho khách hàng”. Do đó sự nghiệp chuyên tâm vào thủy sản của chúng tôi không chỉ cần thể hiện giá trị của bản thân mà còn cần giúp khách hàng thể hiện hết những giá trị của mình, đó chính là hy vọng của chúng tôi. Hy vọng cho các hộ nuôi trồng của chúng ta bước lên một tầm cao mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.